THỜI GIAN LÀM VIỆC
Khớp vai là khớp điều khiển hầu hết các hoạt động cơ thể con người. Vì vậy, khớp này rất dễ gặp những chấn thương nghiêm trọng, đây cũng là một loại bệnh lý thuộc hệ Cơ Xương Khớp quan trọng nếu người bệnh gặp phải mà không điều trị kịp thời. Vậy cấu tạo của khớp vai như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn.
Khớp vai là khớp khá lớn và tương đối phức tạp, gồm nhiều bộ phận hợp lại như sụn, gân cơ… Cấu tạo này giúp khớp vai đảm nhiệm tốt vai trò “chỉ huy” cử động của cánh tay, vai và ổn định phần nửa trên của cơ thể.
Trong cấu tạo khớp vai, xương đóng vai trò rất quan trọng. Các xương xung quanh vai gồm:
Cấu tạo khớp vai gồm có 4 khớp nhỏ hơn là:
Chóp xoay là một bộ phận cấu tạo khớp vai, bao gồm các sợi gân và cơ bao quanh khớp ổ chảo và cánh tay. Chóp xoay có tác dụng giúp cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.
Có nhiệm vụ ngăn cách khớp vai với các phần còn lại của cơ thể và có chứa đầy dịch khớp. Bao khớp vai giúp bảo vệ các khớp vai, làm đệm và giúp giảm ma sát.
Trên vai có khoảng 8 cơ bám vào xương đòn và xương cánh tay. Các cơ này tạo thành hình dạng bên ngoài giúp bảo vệ khớp vai và duy trì các hoạt động thường ngày của khớp vai.
Sụn có chức năng giúp giữ xương và các khớp được ổn định hơn và phục vụ cho sự dẻo dai của cả vai và cánh tay. Nếu sụn khớp vai bị tổn thương sẽ có nguy cơ gây đau và mất ổn định.
Phần trên đã giới thiệu khái quát về cấu tạo khớp vai, vậy các bệnh lý thường gặp ở khớp này là gì? Khớp vai là khớp hoạt động rất thường xuyên, giúp cơ thể thực hiện trơn tru các hoạt động cơ bản của con người. Ví dụ như nâng – hạ cánh tay hay đưa tay ra phía sau hoặc phía trước… Tuy nhiên, chính những ưu điểm này cũng khiến khớp vai dễ bị chấn thương và mắc các bệnh lý liên quan hơn các khớp khác như:
Người bệnh thường bị trật khớp vai khi mà chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai. Đây cũng là một trong những chấn thương vùng vai rất thường hay gặp. Trật khớp cùng vai – đòn xảy ra khi đầu ngoài của xương đòn bị bật ra khỏi vị trí tiếp khớp bình thường cùng với mỏm cùng vai. Bệnh này do cơ chế ngã đập vai nền cứng hay chống tay.
Khi bị trật khớp vùng vai, bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội, bị sưng bầm tím vùng vai, có khả năng lan xuống cánh tay. Bên cạnh đó, khớp vai sẽ không di chuyển được như bình thường. Nếu vai bị trật khớp nặng thì ở xung quanh vùng khớp bị tổn thương sẽ biến dạng, bệnh này nhìn thấy được bằng mắt thường.
Bao gồm hai tổn thương là tổn thương sụn viền trước và tổn thương sụn viền trên. Tổn thương sụn viền trên là một trong các chấn thương ở vùng vai khi chơi thể thao thường gặp. Sụn viền nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai, là cấu trúc sụn – sợi cấu tạo khớp vai, có tác dụng giúp làm sâu thêm ổ chảo. Từ đó tăng mặt tiếp xúc giữa ổ chảo và chỏm. Sụn viền bị tổn thương do thoái hóa khớp theo tuổi tác hay các chấn thương ở khớp vai.
Triệu chứng của tổn thương sụn viền gần giống như các chấn thương ở khớp và xương vai khác. Người bệnh cảm thấy đau ê ẩm hoặc dữ dội (tùy mức độ tổn thương). Sau đó cơn đau lan xuống vùng cánh tay, cẳng tay, làm giảm vận động và khớp vai phát tiếng lạo xạo khi cử động.
Đây là tình trạng chấn thương xảy ra ở nhóm gân cơ chóp xoay cấu tạo khớp vai, nhất là rách gân. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của hội chứng là đau và nhức vai, nhất là vào ban đêm. Khi đó người bệnh khó nằm nghiêng ở bên vai bị tổn thương và vai yếu dần, không được linh hoạt như bình thường.
Phần trên đã giới thiệu các chấn thương liên quan đến cấu tạo khớp vai, vậy làm thế nào để chẩn đoán bệnh lý này? Một số phương pháp thường sử dụng để nhận biết là:
Vậy các cách điều trị chấn thương liên quan đến cấu tạo khớp vai là gì? Hiện tại các phương pháp điều trị đau khớp vai, tổn thương phổ biến bao gồm:
Để phòng ngừa chấn thương và bệnh lý liên quan đến cấu tạo khớp vai hiệu quả cần ghi nhớ những điều sau:
Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh không nên làm việc quá sức và cần nghỉ ngơi đúng cách. Ví dụ như cần đứng lên đi lại sau mỗi một giờ nếu làm việc ở văn phòng, lựa chọn ghế có điểm tựa lưng tốt, massage cổ vai gáy nếu có dấu hiệu đau nhức, sưng, mỏi…
Hơn nữa, người bệnh còn cần chú ý khi bê đồ nặng. Không nên bê vác những đồ vật quá nặng, hoặc nếu bê cần đúng tư thế. Đối mặt với vật cần bê, giữ thẳng lưng, uốn cong đầu gối để sử dụng sức mạnh của chân thay vì dùng sức ở vai. Khi với vật nặng cao quá đầu, hãy sử dụng thêm ghế hoặc thang để giảm bị chấn thương.
Việc duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng với người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và kết hợp tập thể dục thường xuyên. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cho xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai để hạn chế các chấn thương. Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên chính là cách để rèn luyện khớp vai và cơ bắp.
Khi tập thể thao, bạn cần khởi động trước khi tập luyện. Nếu không khởi động cẩn thận chính sẽ là nguyên nhân dẫn đến chấn thương vai trong khi chơi thể thao. Hơn nữa, nếu bỏ qua các bài tập khởi động còn khiến cho phần khớp vai đau nhức, từ đó làm giảm hiệu suất khi chơi thể thao.
Ngoài ra, nếu bạn không quen vận động trong khoảng thời gian dài, hãy tăng từ từ cường độ và thời gian tập luyện để cơ thể được làm quen. Tránh việc tập với cường độ cao đột xuất vì sẽ dễ gây ra chấn thương khi tập. Khi tập cần tập đúng kỹ thuật đối với các bài tập nặng. Nếu cần, hãy nhờ đến sự trợ giúp của huấn luyện viên để việc tập luyện được hiệu quả hơn.
Khi chơi thể thao, bạn cũng không nên tập quá sức, cần hiểu rõ sức mình đến đâu và tập luyện phù hợp. Hãy tôn trọng cơ thể của bản thân bằng cách chơi vừa sức mình. Việc tập luyện quá sức sẽ gây ra những chấn thương nghiêm trọng không chỉ ở phần vai.
Như vậy, hy vọng qua những chia sẻ liên quan đến khớp vai và những bệnh lý ở khớp vai thường gặp sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về cấu tạo khớp vai. Từ đó sẽ có cách bảo vệ sức khỏe bản thân phù hợp, tránh bệnh xương khớp hiệu quả.