THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 17:30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)
8:00 - 18:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

    Thạc sĩ – Bác sĩ – Trung uý Nguyễn Thị Thanh Hương

    Chuyên ngành Cơ Xương Khớp BV Quân Y 103

    ThS, Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyền

    CK Cơ Xương Khớp

    Ths, Bác sĩ Vũ Xuân Hùng

    CK Chấn thương chỉnh hình

    Bác sĩ Đinh Long Quân

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp YHCT

    Bác sĩ Phạm Hồng Nhung

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bs. Doãn Minh

    CK Cơ Xương Khớp

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

    Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề sức khỏe phổ biến, gây ra nhiều khó khăn và đau đớn cho nhiều người. Người bệnh có thể tàn phế nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì và điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

    Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

    Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

    Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường ở trong vòng sợi. Do đó gây ra áp lực lớn lên các dây thần kinh hoặc ống sống. Tình trạng này sẽ gây ra đau đớn và nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

     

    Thoát vị đĩa đệm do nhân nhầy tràn ra
    Thoát vị đĩa đệm do nhân nhầy tràn ra

    Dựa vào vị trí mà đĩa đệm bị chệch ra, bệnh được phân loại thành các dạng sau:

    • Thoát vị đĩa đệm cổ.
    • Thoát vị đĩa đệm ngực.
    • Thoát vị đĩa đệm lưng ngực.
    • Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng.
    • Thoát vị đĩa đệm bẹn.

    Dựa vào mức độ chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống, bệnh được chia ra thành các loại sau:

    • Thoát vị thể trung tâm: Trường hợp này thường không gây ra tình trạng tê bì chân tay nhưng lại rất nguy hiểm. Sự chèn ép vào tủy sống càng nhiều, người bệnh càng tăng nguy cơ mất khả năng vận động và kiểm soát các chức năng bài tiết.
    • Thoát vị cạnh trung tâm: Lúc này cả tủy sống và dây thần kinh đều bị chèn ép.
    • Thoát vị qua lỗ liên hợp: Chèn ép rễ thần kinh bên phải hoặc trái.

    Dựa vào vị trí thoát vị, bệnh được chia ra thành các dạng sau:

    • Thoát vị ra sau: Đây là dạng phổ biến, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như đau mỏi, tê bì tay chân, đau lan ra nhiều nơi…
    • Thoát vị ra trước: Hiếm gặp, thường không gây đau do không chèn ép vào dây thần kinh.
    • Thoát vị đĩa đệm nội xốp: Đây là tình trạng thoát vị vào thân đốt sống.

    Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

    Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm như tuổi tác, yếu tố di truyền… Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này:

    • Lão hóa tự nhiên: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm. Khi tuổi tác gia tăng, các đĩa đệm trong cột sống dần mất đi độ linh hoạt và đàn hồi, dẫn đến khả năng bị thoát vị cao hơn.
    • Tác động vật lý: Tai nạn xe cộ, va chạm thể thao hoặc vấp ngã là những tác động vật lý mạnh có thể làm cho đĩa đệm di chuyển ra vị trí khác, dẫn đến thoát vị.
    • Vận động gắng sức: Hoạt động vận động không đúng cách hoặc làm việc quá sức sẽ tạo áp lực quá mức lên cột sống và dễ gây ra thoát vị đĩa đệm. Ví dụ như nâng vật quá nặng hoặc thực hiện các động tác cường độ cao liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi.
    • Yếu tố di truyền: Nếu có thành viên trong gia đình đã từng mắc bệnh này, nguy cơ con cái bị thoát vị đĩa đệm cũng sẽ cao hơn.
    • Một số yếu tố nguy cơ: Các tình trạng sức khỏe như béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
    • Trọng lượng của cơ thể càng lớn, áp lực đè lên các đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
    • Các nghề lao động chân tay, mang vác nặng hoặc thường xuyên vận động sai tư thế có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

    Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

    Phần trên đã giải đáp thắc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, vậy các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý này như thế nào? Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể thay đổi tùy theo vị trí và mức độ của thoát vị.

    • Đau lưng: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Cơn đau xuất hiện ở vùng lưng dưới hoặc vùng hông và có thể lan rộng xuống chân. Đau từ nhẹ đến rất đau và gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
    • Đau dây thần kinh: Nếu đĩa đệm bị thoát vị và tạo áp lực lên các dây thần kinh gần đó sẽ gây ra cảm giác đau. Người bệnh sẽ cảm thấy đau lan từ lưng xuống mông và chân và thậm chí có thể gây ra cảm giác tê, co giật hoặc suy giảm xúc cảm trong các vùng này.
    • Tê bì chân tay: Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra cảm giác tê, buồn tê hoặc suy giảm cảm giác trong các vùng bị ảnh hưởng. Điều này xuất hiện ở mông, chân hoặc ngón chân. Người bệnh sẽ trải qua rối loạn xúc cảm, luôn cảm thấy như có cảm giác của kiến bò trong cơ thể.
    • Yếu cơ, bại liệt: Áp lực lên dây thần kinh làm giảm hoạt động của các nhóm cơ điều khiển bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng. Tình trạng này làm giảm khả năng di chuyển, kiểm soát các cử động của người bệnh.

    Đặc biệt đối với thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng dưới có thể gây ra vấn đề tiêu hóa, như khó tiêu, táo bón hoặc rối loạn tiểu tiện. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải “chịu đựng” tình trạng cơ cứng và chuột rút ở cổ chân ngày một nặng hơn.

    Một số người bệnh có thể không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện sau đây, người bệnh nên ngay lập tức tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ:

    • Cảm giác đau, tê bì tay chân ngày càng nặng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày
    • Xuất hiện tình trạng đi tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu.
    • Tê liệt tại một số vùng trên cơ thể như phần trong của bắp đùi, phía sau chân, khu vực xung quanh hậu môn.

    Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

    Đối với khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng của bạn để đánh giá, chẩn đoán mức độ bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Các bài kiểm tra, thăm khám sẽ liên quan đến các khớp cột sống, cường độ vận động và phạm vi chuyển động cũng như cảm giác và sức mạnh cơ bắp.

    • Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm xuống giường và co duỗi chân để xác định nguyên nhân gây đau.
    • Bác sĩ cũng sẽ tiến hành các bài kiểm tra dây thần kinh để đánh giá mức độ thả lỏng, vận động cơ bắp và cảm nhận kích thích của người bệnh.

    Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng một số phương pháp chẩn đoán dưới đây để phát hiện chính xác bệnh như:

    • Chẩn hình ảnh: Để xác định chính xác vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như X – quang, MRI (cộng hưởng từ) hoặc chụp CT. Những hình ảnh này sẽ hiển thị rõ ràng các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng của nó đến cột sống cũng như các cấu trúc lân cận khác.
    • Đánh giá dây thần kinh: Để xác định các tổn thương dây thần kinh, các bác sĩ sẽ làm đo điện cơ. Phương pháp này giúp xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh trong các mô và hỗ trợ phát hiện phần dây thần kinh bị tổn thương.

    Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

    Tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chưa gây chèn ép rễ thần kinh, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc và tham gia vào vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã tiếp tục điều trị bằng thuốc tích cực mà triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật.

    Dùng thuốc

    Một số loại thuốc được sử dụng để cải thiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ…

    Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc sử dụng quá liều những loại thuốc này có thể gây ra các tình trạng như chóng mặt, buồn nôn, dị ứng và nguy cơ cao hơn là gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận và loãng xương. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.

    Vật lý trị liệu

    Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh nên kết hợp các bài tập vật lý trị liệu để giảm triệu chứng của bệnh. Việc tập luyện nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên có kinh nghiệm để tránh tập luyện sai cách và gây tổn thương cột sống trầm trọng hơn. Dưới đây là một số phương pháp thông dụng hiện nay:

    • Trị liệu bằng laser: Được sử dụng để giảm đau, thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm viêm, sưng.
    • Trị liệu siêu âm: Giúp giảm triệu chứng viêm, từ đó tăng cường quá trình lành vết thương.
    • Trị liệu sóng ngắn: Tương tự như siêu âm trị liệu, phương pháp này cũng giúp rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân.
    • Các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp.

    Ngoài ra, các phương pháp đông y cũng được khuyến nghị để cải thiện tình trạng bệnh như:

    • Châm cứu.
    • Xoa bóp và bấm huyệt: Tác động sâu và trực tiếp vào các bó cơ căng cứng để giúp giãn cơ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
    • Xông thuốc: Giúp giảm đau, giãn cơ và đồng thời hỗ trợ an thần và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

    Phẫu thuật

    Một số ít bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mới cần phẫu thuật. Trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc và vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả sau 6 tuần, bác sĩ sẽ xem xét phương pháp phẫu thuật, đặc biệt khi bệnh nhân có các triệu chứng như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại và mất kiểm soát cơ thể.

    Phương pháp tái tạo sinh học

    Hiện nay, tái tạo sinh học bằng collagen thủy phân là xu hướng mới trong điều trị bệnh cơ xương khớp. Collagen là thành phần đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên xương, cơ, dây chằng… Trong bệnh thoát vị đĩa đệm, collagen thủy phân sẽ giúp phục hồi hệ thống mô giàu collagen ở bao xơ đĩa đệm. Vì vậy, chỉ với một mũi tiêm duy nhất vào vị trí bị tổn thương, triệu chứng của người bệnh sẽ được khắc phục đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và hỏi ý kiến từ các chuyên gia khi áp dụng các phương pháp này.

    Biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

    Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thế áp dụng các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm như sau:

    • Đảm bảo nằm, ngồi và đứng đúng tư thế để giảm áp lực lên cột sống.
    • Lao động vừa sức và duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng sự lao động và phục hồi cho đĩa đệm.
    • Tránh mang vác những vật nặng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống.
    • Cân nhắc chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng và tránh sử dụng các chất kích thích.
    • Tập thể dục, thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai cho xương khớp như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp. Tập luyện sẽ giúp làm cột sống chắc khỏe hơn và làm giảm nguy cơ tổn thương cho đĩa đệm.
    • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của cột sống và đĩa đệm.

    Lời kết

    Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thường gặp của xương khớp và đang có xu hướng trẻ hóa. Hãy thực hiện chế độ sinh hoạt, vận động điều độ và phù hợp để phòng tránh bệnh lý này. Mong rằng các thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp độc giả có một cái nhìn khái quát nhất về bệnh thoát vị đĩa đệm là gì. Hãy tiếp tục theo dõi web để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh xương khớp nhé!

    Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý

    Đặt lịch khám

      Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý