THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 17:30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)
8:00 - 18:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

    Thạc sĩ – Bác sĩ – Trung uý Nguyễn Thị Thanh Hương

    Chuyên ngành Cơ Xương Khớp BV Quân Y 103

    ThS, Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyền

    CK Cơ Xương Khớp

    Ths, Bác sĩ Vũ Xuân Hùng

    CK Chấn thương chỉnh hình

    Bác sĩ Đinh Long Quân

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp YHCT

    Bác sĩ Phạm Hồng Nhung

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bs. Doãn Minh

    CK Cơ Xương Khớp

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

     Phồng đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Phồng đĩa đệm là gì?

    Đĩa đệm chính là “tấm đệm mỏng” đặt giữa hai đốt sống giúp cột sống tránh ma sát và xóc nảy khi cơ thể di chuyển. Vậy phồng đĩa đệm là gì? Đó là tình trạng đĩa đệm phồng hoặc lồi ra sau khiến chúng bị biến dạng và có cảm giác đau nhức, khó chịu.

    Bệnh lý này thường xuyên xảy ra ở những vùng đốt sống có tần suất hoạt động cao và chịu áp lực lớn của trọng lượng cơ thể. Vì vậy, đốt sống cổ và đốt sống lưng là những vị trí có khả năng bị phình lồi đĩa đệm cao nhất.

    Nguy cơ thoát vị đĩa đệm do phồng đĩa đệm
    Nguy cơ thoát vị đĩa đệm do phồng đĩa đệm

     

    Phồng đĩa đệm cột sống cổ

    Đốt sống cổ là một trong những cơ quan có tần suất hoạt động nhiều. Chính vì thế đĩa đệm ở cổ có khả năng dễ tổn thương và thoái hoá cột sống. Tuỳ theo mức độ của bệnh, phồng đĩa đệm khớp cổ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Điển hình nhất là bệnh nhân có cảm giác đau nhức cổ, vai và xuống hai bả vai.

    Phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng

    Hầu hết các trường hợp phình đĩa đệm xuất hiện ở vùng thắt lưng. Áp lực về đè lên những đốt sống này nặng hơn so với những vị trí khác nên đĩa đệm ở khu vực này có khả năng bị phồng ra ngoài nhiều hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức bắt đầu từ lưng lan xuống mông và chân.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nhiều người không hiểu rõ phồng đĩa đệm là gì và nguyên nhân do đâu nên thường chủ quan. Căn bệnh này đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

    Sai tư thế hoạt động

    Theo các nhà khoa học, những hoạt động lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài chính là nguyên nhân khiến chấn thương cột sống và đĩa đệm xuất hiện. Người bệnh khi thực hiện các bước sinh hoạt hàng ngày này thường không đúng tư thế. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến nguy cơ tổn thương tăng cao. Đồng thời, nó khiến cột sống yếu và mất dần khả năng hoạt động, ảnh hưởng đến đĩa đệm. Khi đó, nhân nhầy trong đĩa đệm bị xê dịch gây áp lực lên dây thần kinh dẫn đến cảm giác đau buốt.

    Chấn thương

    Chấn thương do tai nạn xảy ra trong thể thao hoặc làm việc là tác động đột ngột khiến đĩa đệm bị phồng lên, rách hoặc vỡ dễ dàng. Vì khi va chạm cơ thể, đặc biệt là va chạm tại vị trí cột sống, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

    Di truyền

    Phồng lồi đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý có khả năng di truyền. Những người mắc phồng đĩa đệm do di truyền khi kiểm tra mật độ elastin thấp hơn người khác. Do đó, dưới tác động của môi trường hoặc các điều kiện khác, khả năng mắc bệnh của những đối tượng này hầu như cao hơn bình thường.

    Thừa cân, béo phì

    Thừa cân chính là nguyên nhân tạo áp lực lớn chèn ép lên cột sống. Nếu trọng lượng cơ thể vượt tiêu chuẩn trong thời gian dài sẽ khiến các cột sống bị áp lực, chức năng của đĩa đệm cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

    Sử dụng chất kích thích

    Người bệnh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia khiến khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng và oxy ngày càng giảm. Điều này tác động vào quá trình lão hoá của cơ thể diễn ra nhanh hơn, đĩa đệm trở nên dễ ảnh hưởng tiêu cực, gây phồng lồi đĩa đệm.

    Tuổi tác

    Theo quá trình lão hoá tự nhiên, đĩa đệm bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khô cứng do mất nước sau tuổi 40. Tuổi tác làm giảm sự đàn hồi của đốt sống dẫn đến khả năng phồng lên rất dễ.

    Triệu chứng của phồng đĩa đệm là gì?

    Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh phồng đĩa đệm là gì, người bệnh cũng cần hiểu kỹ càng về biểu hiện của bệnh như:

    Phồng đĩa đệm đốt sống cổ

    Người bệnh cảm nhận được một vài triệu chứng khi bị phồng đĩa đệm ở vùng đốt sống cổ bao gồm:

    • Cổ hoặc vùng xương vai ngứa ran, đau.
    • Cơn đau lan từ vùng cổ xuống cánh tay, ngón tay.
    • Khi tình trạng đã nặng hơn dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.
    • Nếu nghỉ ngơi thường xuyên và tránh vận động mạnh, những biểu hiện này sẽ giảm bớt.

    Phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng

    Phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ví dụ như:

    • Khó khăn trong việc di chuyển.
    • Các cơ và gân ở chân trở nên yếu dần dần.
    • Rối loạn đại, tiểu tiện.
    • Gây liệt từ thắt lưng trở xuống.

    Các giai đoạn tiến triển của phồng đĩa đệm

    Phần trên đã giải thích căn bệnh phồng đĩa đệm là gì, vậy cách nhận biết bệnh lý này như thế nào? Bệnh phát triển theo bốn giai đoạn liền nhau. Mỗi giai đoạn lồi đĩa đệm sẽ xuất hiện những biểu hiện khác nhau, ví dụ:

    • Giai đoạn 1: Đĩa đệm sẽ phồng ra từ từ ở mức độ nhẹ, không gây áp lực dây thần kinh nên bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng bất thường hay cảm giác đau khác.
    • Giai đoạn 2: Phần đĩa đệm bắt đầu lồi ra lớn hơn và ma sát vào dây thần kinh. Bệnh nhân sẽ cảm giác đau nhức, nhưng không gây ra nhiều phiền toái hoặc hoạt động hàng ngày khó khăn hơn.
    • Giai đoạn 3: Khi đó, phồng đĩa đệm dần lâm vào tình trạng nặng. Phần đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra cơn đau kéo dài. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau, tê và yếu chân, rối loạn tiểu tiện và khó khăn trong việc sinh hoạt thường ngày.
    • Giai đoạn 4: Sau khoảng thời gian dài bị chèn ép, các tế bào dây thần kinh bị chết dần. Điều này khiến bệnh nhân mất chức năng cử động và di chuyển. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ bị tàn phế càng cao.

    Phương pháp chẩn đoán bệnh

    Ngày nay, các phương pháp chẩn đoán phình đĩa đệm đều có khả năng thực hiện dễ dàng. Nếu người bệnh nghi ngờ đĩa đệm cột sống gặp vấn đề, hãy đến kiểm tra trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để tiến hành các bước chẩn đoán như sau:

    • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra về tiền sử bệnh án và những triệu chứng bên ngoài.
    • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Bác sĩ sẽ thực hiện chụp MRI, chụp X quang sẽ giúp bác sĩ định vị chính xác vị trí đĩa đệm bị phồng và đánh giá cụ thể mức độ của bệnh. Nhờ đó, có thể đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
    • Dựa vào cảm giác sờ, nắn: Bác sĩ dựa trên chỗ đĩa đệm bị phồng mà đưa ra được chẩn đoán về tình trạng bệnh. Thế nhưng phương pháp chính xác nhất vẫn là chẩn đoán qua hình ảnh.

    Cách điều trị bệnh 

    Vậy cách điều trị bệnh phồng đĩa đệm là gì? Thực chất, căn bệnh này gần như không có thuốc điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng cách. Kèm với chế độ dinh dưỡng cân bằng để ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chuyển sang giai đoạn thoát vị. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể giảm đau theo các cách sau đây:

    Điều trị bằng thuốc

    Tuỳ vào nguyên nhân và mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng các loại thuốc khác nhau thích hợp với cơ thể của mỗi bệnh nhân như:

    • Thuốc giảm đau, kháng viêm không kê toa: Là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau nhức ở mức độ nhẹ.
    • Thuốc giảm đau, kháng viêm kê toa: Thuốc giảm đau kê toa thường có tác dụng mạnh trong việc giảm đau cấp tốc. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ gây hại cho cơ thể.
    • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ thường được sử dụng với bệnh nhân phồng đĩa đệm kèm theo các biểu hiện như co thắt các cơ xung quanh.

    Vật lý trị liệu 

    Đây là một phần quan trọng trong điều trị phồng đĩa đệm. Phương pháp này giúp giảm đau, cải thiện chức năng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau có thể được sử dụng để điều trị bệnh lý này như:

    • Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống: Giúp cải thiện phạm vi chuyển động và giảm căng thẳng trên đĩa đệm.
    • Trị liệu thần kinh: Là phương pháp chữa bệnh phình đĩa đệm khá an toàn và hiệu quả. Các bác sĩ sẽ dùng tay để điều chỉnh các đốt xương đĩa đệm bị phồng về lại vị trí ban đầu để phục hồi tự nhiên của cấu trúc đĩa đệm.
    • Trị liệu laser: Giúp người bệnh giảm đau, viêm và hồi phục nhanh.

    Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng một số phương pháp sau:

    • Châm cứu: Là một phương pháp điều trị cổ truyền sử dụng kim để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Châm cứu giúp giảm đau, cải thiện chức năng và tăng cường lưu thông máu.
    • Một số bài tập: Các bài tập kéo giãn, thăng bằng… giúp cải thiện phạm vi chuyển động và giảm căng thẳng trên đĩa đệm.

    Cách chăm sóc và phục hồi đĩa đệm

    Để đạt hiệu quả trong quá trình thực hiện điều trị, người bệnh nên hiểu rõ phồng đĩa đệm là gì để có chế độ chăm sóc sức khoẻ phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ theo các quy tắc của bác sĩ, bệnh nhân nên tham khảo những cách sau:

    • Bổ sung các dưỡng chất giúp phục hồi xương khớp: Từ sau tuổi 30, đĩa đệm chịu nhiều áp lực từ các đốt sống xương trong quá trình vận động. Người bệnh cần bổ sung các khoáng chất cho xương khớp nhằm giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh phồng đĩa đệm.
    • Duy trì thói quen vận động hợp lý: Người bệnh nên duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng và tập thể dục mỗi ngày. Với mục đích vừa giúp cơ thể trở nên chắc khỏe, vừa ngăn ngừa tình trạng béo phì áp lực vào đĩa đệm.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân phồng đĩa đệm bắt buộc hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Đồng thời cố gắng xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình phục hồi, hỗ trợ giảm đau cho người bệnh.
    • Nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh nên ngủ đủ giấc, thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp quá trình trao đổi chất ở các khớp xương diễn ra dễ dàng hơn. Nghỉ ngơi hợp lý còn giúp quá trình điều trị và phục hồi bệnh phồng đĩa đệm đạt hiệu quả cao hơn. Hơn thế nữa, người bệnh cũng cần cân bằng công việc và cuộc sống hằng ngày, hạn chế tình trạng căng thẳng.
    • Dinh dưỡng cho người phồng đĩa đệm: Người bệnh tham khảo những thực phẩm chứa nhiều vitamin như thực phẩm giàu các loại vitamin nhóm B6, B12… Thực phẩm chứa nhiều Omega – 3, giàu canxi giúp xương chắc khỏe có công dụng chữa những tổn thương ở đĩa đệm.

    Lời kết

    Bài viết trên đã giải thích rõ bệnh phồng đĩa đệm là gì cũng như là cách điều trị và nguyên nhân gây bệnh. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp ích phần nào cho người đọc trong việc phòng tránh bệnh phồng đĩa đệm. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết về các vấn đề sức khỏe khác của web nhé!

    Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý

    Đặt lịch khám

      Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý