THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 17:30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)
8:00 - 18:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

    Thạc sĩ – Bác sĩ – Trung uý Nguyễn Thị Thanh Hương

    Chuyên ngành Cơ Xương Khớp BV Quân Y 103

    ThS, Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyền

    CK Cơ Xương Khớp

    Ths, Bác sĩ Vũ Xuân Hùng

    CK Chấn thương chỉnh hình

    Bác sĩ Đinh Long Quân

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp YHCT

    Bác sĩ Phạm Hồng Nhung

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bs. Doãn Minh

    CK Cơ Xương Khớp

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tê đầu ngón tay là căn bệnh thường xuyên xuất hiện ngày nay. Nó khiến bạn gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật và mất đi cảm giác. Vậy tê đầu ngón tay là bệnh gì và cách khắc phục như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

    Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    Tê đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay ngứa ran, tê cứng

    Tê đầu ngón tay là bệnh gì?

    Tê đầu ngón tay là bệnh gì chắc hẳn đó là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Đó là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay ngứa ran, tê cứng như bị kim châm chích, kiến cắn. Thậm chí còn kèm theo cảm thấy nóng như bị kiến cắn. Khi bị tê ở đầu ngón tay cái, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nhặt đồ và tay không còn sức.

    Tình trạng tê đầu ngón tay cần được thăm khám và chữa trị sớm để tránh tác động đến cuộc sống sinh hoạt. Hiện tượng tê đầu ngón tay xuất hiện rồi biến mất trong thời gian ngắn. Nếu căn bệnh diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Bên cạnh khái niệm, bạn cũng cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh tê đầu ngón tay là bệnh gì. Tê đầu ngón tay xảy ra do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến như:

    Viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khớp mạn tính. Bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô lành, khiến màng hoạt dịch bị tổn thương. Chính vì đó, xuất hiện thêm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm ở các khớp. Các biểu hiện ngoài khớp khác gồm có viêm đơn dây thần kinh đa ổ, viêm mạch máu gây loét chân, tràn dịch màng phổi… Khi dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương sẽ gây tê bì tay chân sau khi ngồi quá lâu tại một vị trí.

    Viêm thoái hóa khớp ngón tay

    Đó là tình trạng sụn ở đầu các khớp ngón tay bị thoái hóa và dần mòn đi. Khi bị viêm thoái hoá, các sụn này bị mài mòn khiến các xương cọ xát với nhau dẫn đến viêm, đau nhức, thậm chí biến dạng.

    Thoái hóa cột sống

    Thoái hóa cột sống chỉ những tổn thương tại vùng cột sống, thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh lý này khiến sụn khớp bị bào mòn, gây ra tình trạng đau nhức, tê bì từ vùng cổ lan xuống hai tay hoặc từ thắt lưng xuống hai chân.

    Thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Thậm chí còn chèn ép vào các rễ thần kinh cũng tạo ra những cơn tê bì, căng cứng và hạn chế vận động ở chân tay.

    Bệnh thần kinh ngoại biên

    Đó là bệnh lý xuất hiện do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh ngoài tạo ra cảm giác tê ở đầu ngón tay, chân. Thậm chí còn gây đau nhói và buốt dọc theo dây thần kinh bị chấn thương.

    Chèn ép thần kinh trụ

    Chèn ép thần kinh trụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tê đầu ngón tay. Đây là hiện tượng dây thần kinh trụ đi từ vai đến ngón tay út bị đè nén. Điều này gây ra cảm giác tê đầu ngón tay út và áp út.

    Tiểu đường

    Bệnh tiểu đường là một hiện tượng bệnh lý rối loạn khiến đường trong máu tăng cao do chuyển hóa không đồng nhất. Đồng thời sẽ làm tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh, làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, dẫn đến chứng rối loạn cảm giác. Dần dần, tín hiệu thần kinh được truyền dẫn đến tay, chân bị rối loạn, tê liệt. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng tê đầu ngón tay, bàn tay khi thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

    Hội chứng ống cổ tay

    Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay. Hội chứng này thường xuyên xuất hiện ở những người thường hoạt động liên quan đến chuyển động ngón tay, cổ tay. Khi ấy, người bệnh sẽ cảm thấy đau và mất cảm giác vùng da bàn tay, lan lên cẳng tay và bả vai. Các cơn đau thường xảy ra nhiều vào ban đêm, gây ra hiện tượng tỉnh giấc, mệt mỏi.

    Đa xơ cứng

    Đây là một bệnh rối loạn tự miễn có tác động tiêu cực đến các tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Bệnh thường ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, màng bọc Myelin bị chấn thương.

    Chấn thương

    Chấn thương xảy ra khi tai nạn, chơi thể thao, té ngã… làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến hiện tượng tê đầu ngón tay. Tuy nhiên nguyên nhân này thường rất ít gặp.

    Sinh hoạt sai tư thế

    Vác vật nặng liên tục, nằm gối lên tay, đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế… Khi đó khiến dây thần kinh bị chèn ép, lưu thông mạch máu giảm đều có thể trở thành nguyên nhân gây tê đầu ngón tay khi ngủ dậy.

    Thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 có chức năng quan trọng trong hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin sẽ xảy ra các triệu chứng: yếu cơ, tê bì tay chân, giảm cảm giác thèm ăn.

    Triệu chứng của bệnh

    Ngón tay bị tê khiến người bệnh châm chích và ngứa. Nếu bạn thắc mắc triệu chứng của tê đầu ngón tay là bệnh gì thì hãy tham khảo dưới đây:

    • Đầu ngón tay cái bị ngứa.
    • Từ ngón cái cho đến ngón giữa có cảm giác tê.
    • Tê cả bàn tay và các ngón tay.
    • Tê ngứa xuất hiện từ vùng chân lên tay.
    Bệnh tê đầu ngón tay khiến người bệnh cảm thấy châm chích và ngứa
    Bệnh tê đầu ngón tay khiến người bệnh cảm thấy châm chích và ngứa

    Phương pháp điều trị bệnh

    Phần trên đã giới thiệu tê đầu ngón tay là bệnh gì cho độc giả. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh lý này? Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay:

    Uống thuốc giảm đau

    Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid được sử dụng trong điều trị tê đầu ngón tay. Tuy nhiên, các loại thuốc này sử dụng không đúng cách sẽ tạo ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, tê đầu ngón tay phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới được uống thuốc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tự do khi chưa hiểu rõ tình trạng bệnh.

    Phẫu thuật

    Cách thức phẫu thuật điều trị xâm lấn trực tiếp chữa lành tổn thương ở dây thần kinh gây tê đầu ngón tay. Nhưng đây không phải là lựa chọn thích hợp để điều trị cho căn bệnh này. Bởi khi thực hiện phẫu thuật thì rủi ro rất lớn như tổn thương mao mạch dẫn đến xuất huyết.

    Phương pháp châm cứu, bấm huyệt

    Ngoài việc dùng thuốc Tây thì phương pháp chữa trị bệnh tê đầu ngón tay là bệnh gì? Bạn nên áp dụng các cách thức không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt vùng ngón tay để chữa trị bệnh, ví dụ như:

    • Châm cứu: Là cách thức chữa bệnh tiết kiệm, không gây đau đớn, mang lại hiệu quả cao và không làm bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc.
    • Bấm huyệt: Việc người bệnh xoa nóng đầu ngón tay và bấm huyệt mười đầu ngón tay thường xuyên có tác dụng giúp lưu thông khí huyết và phòng ngừa bệnh tật.
    Châm cứu, bấm huyệt giúp giảm tê đầu ngón tay tiết kiệm
    Châm cứu, bấm huyệt giúp giảm tê đầu ngón tay tiết kiệm

    Vật lý trị liệu 

    Hiện tượng tê đầu ngón tay gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh, đặc biệt là khó khăn khi các ngón tay thực hiện động tác co hoặc duỗi. Bên cạnh việc thực hiện các liệu pháp điều trị trên thì những bài tập vật lý trị liệu chính là bí quyết giúp bạn có đôi bàn tay linh hoạt. Một vài bài tập vật lý trị liệu như sau:

    Bài tập gương móng vuốt

    Thực hiện như sau:

    • Người bệnh giơ hai bàn tay ra trước mặt rồi xoay lòng bàn tay.
    • Uốn cong từ từ các khớp ngón tay lên xuống để khớp va chạm.
    • Thực hiện trong vòng từ 30 – 60s rồi thả lỏng, rồi lặp lại 10 lần/bàn tay.

    Bài tập nắm tay

    Thực hiện như sau:

    • Mở lòng bàn tay thẳng ra rồi dần dần co lại thành nắm đấm.
    • Người bệnh nên thực hiện động tác này nhẹ nhàng, đặc biệt không nên ép tay chặt để ảnh hưởng xấu đến vết thương đang trong quá trình phục hồi.
    • Sau đó mở bàn tay lại về tư thế ban đầu, thực hiện 10 lần.
    Nếu chữa trị đúng cách có thể hạn chế cơn tê đầu ngón tay
    Nếu chữa trị đúng cách có thể hạn chế cơn tê đầu ngón tay

    Trên đây là một vài bài tập vật lý trị liệu có chức năng mang lại hiệu quả tối ưu trong việc chữa trị, trả lời câu hỏi phương pháp chữa bệnh tê đầu ngón tay là bệnh gì. Trong giai đoạn bắt đầu, bạn nên thực hiện dần dần, không gấp vội để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí tổn thương. Chúng ta cần kiên trì áp dụng từ từ từng bước để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

    Cách phòng ngừa bệnh

    Bên trên đã giới thiệu tê đầu ngón tay là bệnh gì cũng như cách điều trị bệnh. Vậy làm thế nào để phòng ngừa nó? Để ngăn chặn nguy cơ bị tê đầu ngón tay, mỗi người nên hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, cụ thể như:

    Xây thực đơn ăn uống khoa học

    Bổ sung các dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể, nhất là bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều khoáng chất tốt cho hệ thần kinh, máu, xương khớp như: Vitamin nhóm B, Canxi, Vitamin K… Cùng với đó, bạn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

    Luyện tập thể dục thường xuyên

    Mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất 30 phút để thực hiện các bài thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe như: chạy bộ, yoga… Tập thể dục thường xuyên có tác dụng nâng cao sức mạnh cơ bắp,  tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể, và ngăn ngừa nguy cơ tê đầu ngón tay.

    Mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất 30 phút để thực hiện các bài tập phù hợp
    Mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất 30 phút để thực hiện các bài tập phù hợp

    Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

    Sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, là câu trả lời thích hợp cho biện pháp ngăn ngừa tê đầu ngón tay là bệnh gì. Khi làm việc bạn cần hạn chế ngồi lâu ở một vị trí, sau khi làm việc liên tục nên vận động tay chân một vài phút.

    Giữ cân nặng cơ thể vừa phải

    Thừa cân, béo phì là nguyên nhân có khả năng tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống, chèn ép lên rễ thần kinh gây tê tay chân. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng ở thể ở mức cân bằng với chiều cao của mình.

    Lời kết 

    Trên đây là những thông tin cũng như là khái niệm của bệnh tê đầu ngón tay là bệnh gì. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ có ích với bạn. Hãy theo dõi web để cập nhật nhiều hơn đến những vấn đề sức khỏe khác.

    Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý

    Đặt lịch khám

      Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý