THỜI GIAN LÀM VIỆC
Loãng xương được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại và được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức đưa ra định nghĩa căn bệnh này vào năm 1991, tại Thụy Sĩ, và tiếp tục hoàn thiện cập nhật vào năm 2001.
Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Ước tính khoảng 20% phụ nữ, 3% nam giới 50 – 70 tuổi và 59% phụ nữ, 20% nam giới trên 70 tuổi bị loãng xương.
Loãng xương là tình trạng sụt giảm lượng lớn khối lượng xương do thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương.
Loãng xương gây ra sự sụt giảm lượng lớn khối lượng xương và chất lượng của xương như cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương do thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
Dấu hiệu loãng xương thường xuất hiện khi người bệnh đã có biến chứng, tuy nhiên lúc này cơ thể đã bị mất đến khoảng 30% khối lượng xương. Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu thường không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đặc trưng nên người bệnh thường bị bỏ qua.
Bệnh loãng xương gây suy giảm các mô xương và mật độ xương, từ đó làm gia tăng nguy cơ gãy đốt sống khi người bệnh vận động hoặc khiêng vác các vật nặng.
Theo nguyên nhân, loãng xương được chia làm hai loại: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát: Các dấu hiệu sau đây là gợi ý khả năng mắc bệnh loãng xương mà bạn không nên bỏ qua.
Nhắc đến loãng xương, dấu hiệu đầu tiên người ta nghĩ đến là triệu chứng gãy nén đốt sống. Đây là tình trạng các đốt sống ở xương cột sống bị nén ép sụt xuống, ép tạo thành những vết gãy nhỏ gây đau nhức dữ dội, biến dạng khiến bệnh nhân khó đi lại và nghiêm trọng hơn là giảm chiều cao từ 2cm trở lên.
Xương cũng giống như các cấu trúc khác trong cơ thể, chúng liên tục diễn ra quá trình tạo xương và huỷ xương. Ở người bệnh loãng xương, quá trình tạo xương bị suy giảm, không theo kịp tốc độ mất xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Dấu hiệu loãng xương còn được thể hiện qua việc xương bị gãy do chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra khi té ngã hay va đập mạnh, thậm chí khi bệnh tiến triển nặng thì việc hắt hơi hoặc ho mạnh cũng có thể làm xương bị gãy.
Loãng xương gây gãy nén đốt sống hoặc gãy xương sống. Người gặp phải tình trạng này luôn ở trạng thái đau nhức dữ dội hoặc luôn đau âm ỉ ở vùng lưng, cơn đau có dấu hiệu nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vận động hoăc khiêng vác vật nặng, hay thậm chí là không thể đứng thẳng lưng như người bình thường.
Cơn đau lưng có thể xuất hiện một cách đột ngột trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Người bệnh không chú ý có thể bỏ lỡ mất thời điểm vàng để điều trị khiến bệnh trở nặng khó điều trị hơn.
Tình trạng đau mỏi dọc các xương dài như xương cánh tay, xương cẳng chân khiến người bệnh thường cảm thấy đau nhức, mỏi nhiều đặc biệt ở các xương dài cũng là dấu hiệu điển hình khiến của loãng xương.
Việc giảm mật độ xương ảnh hưởng đến các xương dài khiến chúng dễ gãy hơn. Bên cạnh đó, gãy xương dài chỉ xảy ra ở phần đầu xương và không gãy ở phần giữa xương, khiến người bệnh có cảm giác đau dọc các xương dài.
Loãng xương gây nên hiện tượng nứt gãy xương cột sống, khiến các dây thần kinh trong cột sống bị chèn ép dẫn gây rối loạn thần kinh cơ, từ đó có thể dẫn đến đau mỏi cơ và gây chuột rút. Tình trạng thiếu hụt canxi trong thời gian dài tăng nguy cơ loãng xương đối với tất cả mọi lứa tuổi.