THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 17:30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)
8:00 - 18:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

    Thạc sĩ – Bác sĩ – Trung uý Nguyễn Thị Thanh Hương

    Chuyên ngành Cơ Xương Khớp BV Quân Y 103

    ThS, Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyền

    CK Cơ Xương Khớp

    Ths, Bác sĩ Vũ Xuân Hùng

    CK Chấn thương chỉnh hình

    Bác sĩ Đinh Long Quân

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp YHCT

    Bác sĩ Phạm Hồng Nhung

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bs. Doãn Minh

    CK Cơ Xương Khớp

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Tại sao dân văn phòng dễ bị đau thần kinh tọa?

    Đau thần kinh tọa là bệnh lý đang có xu hướng trẻ hóa đối tượng bị bệnh. Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt và cuộc sống.

    Vậy đau thần kinh tọa là gì, những đối tượng nào dễ bị đau thần kinh tọa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về bệnh đau thần kinh tọa.

    Đau thần kinh tọa là gì?

    Đau thần kinh tọa hay còn gọi là thần kinh hông to, người bệnh có cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa.  Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

    Đau thần kinh tọa thường gặp ở độ tuổi lao động (30-50) và ngày càng trẻ hóa đối tượng bị đau thần kinh tọa. Nguyên nhân phổ biến là do thoát vị đia đệm gây chèn ép lên dây thần kinh tọa hoặc do bện lý tiểu đường gây nên. Một số nguyên nhân khác như: chấn thương, viêm khớp, viêm đĩa đệm đốt sống,…cũng gây nên tình trạng đau thần kinh tọa.

    Ai có nguy cơ mắc thần kinh tọa?

    Đối tường đầu tiên có nguy cơ cao nhất là người cao tuổi: Do yếu tố tuổi tác gây nên nhiều vấn đề về cột sống, thoái hóa, gay xương dẫn đến đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó nhóm những người thừa cân, béo phì cũng là những người dễ bị đau thần kinh tọa, do hệ cơ xương khớp thường xuyên phải làm việc quá tải.

    Yếu tố công việc cũng là nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng này như: Người lài xe đường dài.  Những người làm công việc văn phòng, ít vận động; nhưng người lao động nặng (mang vác nặng). Người bị tiểu đường cũng có nguy cơ bị đau thần kinh tọa cao hơn do đường huyết cao gây nguy cơ tổn thương dây thần kinh.

    Khi nào cần đi khám?

    Nếu bạn có một trong những biểu hiệ dưới đây, bạn nên đi khám ngay:

    • Xuất hiện cơ đau đột ngột, đau dữ dội ở lưng dưới hoặc ở chân, cảm giác chân rất yếu, tê bì
    • Sau khi gặp chấn thương (tai nạn)
    • Mất kiểm soát bàng quang hoặc đường ruột

    Luyện tập thể dục đều đặn

    Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.

    Sử dụng cơ thể tốt: hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.

    3 tư thế vàng cho dân văn phòng hạn chế bị đau thần kinh tọa

    Tư thế chân: Không nên ngồi vắt chéo chân vì tư thế này làm các mạch máu bị siết chặt, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Không đi giày cao gót khi ngồi làm việc, nên điều chỉnh lạ ghế gôi sao cho phần đầu gối với cạnh ghế không vuông góc với nhau.

    Tư thế lưng

    Độ sâu của ghế phải phù hợp với chiều dài hông của bạn. Nếu bạn ngồi trên chiếc ghế lòng sâu thì nên để một chiếc gối tựa đằng sau nữa cho vừa.

    Tư thế của tay: Tư thế đúng là để cánh tay gập 1 góc vuông 90 độ khi đánh máy, làm việc bên máy tính. Không nên tì tay vào bàn phím khi đánh máy. Nên dùng cả bàn tay để giữ và di chuột dễ dàng.

    Tư thế cổ

    Để tránh đau vai gáy cổ, khi ngồi làm việc trước máy tính, chúng ta phải đặt mắt đúng vị trí chuẩn là ngang màn hình.

    Việc ngồi sai tư thế không chỉ ảnh hưởng riêng đến một bộ phận nhất định nào cả.  Mà có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lưu thông máu trong cơ thể. Khi đó, những cảm giác khó chịu như đau chân, mệt mỏi, sưng chân, đau vai gáy…xuất hiện cả khi chúng ta không còn ngồi làm việc nữa.

    Lời khuyên cho bạn: cứ sau 30 phút ngồi mà đứng lên 1 lần sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hơn. Ngoài ra, mỗi ngày dân văn phòng nên cố gắng dành 15-20 phút để tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, chạy bộ….Và quan trọng nhất, hãy ăn uống lành mạnh.

    Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý

    Đặt lịch khám

      Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý