THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 17:30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)
8:00 - 18:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

    Thạc sĩ – Bác sĩ – Trung uý Nguyễn Thị Thanh Hương

    Chuyên ngành Cơ Xương Khớp BV Quân Y 103

    ThS, Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyền

    CK Cơ Xương Khớp

    Ths, Bác sĩ Vũ Xuân Hùng

    CK Chấn thương chỉnh hình

    Bác sĩ Đinh Long Quân

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp YHCT

    Bác sĩ Phạm Hồng Nhung

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bs. Doãn Minh

    CK Cơ Xương Khớp

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Thoái hóa cột sống cổ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Có đến 85% người trên 60 tuổi bị mắc phải bệnh thoái hóa cột sống cổ. Bệnh lý Cơ Xương Khớp này không những khiến tê bì tay chân, đau nhức mà còn làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh thoái hoá cột sống cổ là gì.

    Thoái hóa cột sống cổ là gì?

    Thoái hóa cột sống cổ là gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Đó là tình trạng các đốt sống cổ bị lão hoá, hư khớp ở các đĩa đệm, đốt sống cho tới các bao hoạt dịch. Dần dần về sau này, xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Đó còn là bệnh xương khớp mạn tính khá phổ biến, phát triển chậm có nguy cơ gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn đốt sống nào. Nhất là đoạn C5 – C6 – C7 là thường gặp nhất.

    Thoái hóa đốt sống cổ
    Đây là quá trình các đốt sống cổ xuất hiện những tình trạng lão hoá

    Nguyên nhân gây bệnh

    Người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ là gì để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, xương và sụn bảo vệ của cột sống dễ có khả năng bị mòn và rách, gây ra các bệnh lý thoái hóa cột sống. Dưới đây là một số nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ thường gặp:

    Sự phát triển quá mức của xương

    Đây là hệ quả tiêu cực của việc xương khớp của cơ thể phát triển quá mạnh mẽ để giúp cột sống chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, nếu phần xương này phát triển quá mức tạo áp lực lên các vùng mềm của cột sống như dây thần kinh, tủy sống dẫn đến đau nhức, khó chịu vùng cổ.

    Đĩa đệm cột sống bị mất nước

    Phần mềm nằm giữa các xương cột sống được gọi là đĩa đệm. Nó có tác dụng giống như lớp đệm với chức năng giảm sốc khi bạn nâng vật nặng, hấp thụ lực, vặn người và thực hiện các động tác di chuyển khác trong cuộc sống. Lớp đĩa đệm này được hình thành giống như gel nên có khả năng khiến đĩa đệm bị mất nước theo thời gian. Điều này khiến cho các đốt xương dễ bị cọ xát và tạo nên hiện tượng đau đớn do bị thoái hóa. Quá trình thoái hoá này có thể xảy ra với mỗi người từ độ tuổi 30 trở đi.

    Đĩa đệm bị hư hại

    Đĩa đệm cột sống có khả năng bị nứt, rách khiến cho lớp nhân bên trong bị hư hỏng và rò rỉ. Lớp gel này có khả năng đè lên tủy sống và dây thần kinh xung quanh, gây ra các triệu chứng như đau mỏi lan xuống cánh tay…

    Các loại chấn thương

    Các loại chấn thương ở cổ cũng là một nguyên nhân gây bệnh thoái hóa. Ví dụ như bị ngã do va chạm giao thông, tai nạn lao động,  tai nạn trong nhà… Điều này khiến quá trình lão hoá diễn ra nhanh hơn bình thường, gây ra thoát vị đĩa đệm.

    Các loại chấn thương ở cổ cũng là một nguyên nhân gây bệnh thoái hóa
    Các loại chấn thương ở cổ cũng là một nguyên nhân gây bệnh thoái hóa

    Các loại chấn thương ở cổ cũng là một nguyên nhân gây bệnh thoái hóa

    Dây chằng mất sự mềm dẻo

    Dây chằng có tác dụng kết nối các xương cột sống lại với nhau để giúp cơ thể chúng ta di chuyển và hoạt động linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, càng về già, các dây chằng cũng có khả năng bị lão hóa, không còn linh hoạt và mềm dẻo như ban đầu. Đặc biệt hơn khi nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cột sống cổ nói riêng và cơ thể nói chung.

    Lão hoá

    Hầu như yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiện tượng này là lão hóa. Thoái hóa cột sống cổ thường tiến triển do những biến đổi ở khớp cổ trong độ tuổi trung niên hoặc già.

    Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?

    Vậy các biểu hiện của thoái hóa cột sống cổ là gì? Trong thời gian đầu của quá trình thoái hóa, người bệnh thường không có những biểu hiện rõ ràng. Khi bệnh thoái hoá cột sống bắt đầu xuất hiện, người bệnh thường có các triệu chứng sau đây:

    Đau nhức

    Các cơn đau nhức xung quanh vùng cổ, vai, gáy sẽ xảy ra ngày càng nhiều, có lúc gây ra tình trạng vẹo cổ hoặc sái cổ. Cơn đau nhức này có thể lan tới vùng đầu gây ra tình trạng nhức đầu ở vùng trán, mũi và mắt hoặc cả hai bên cánh tay.

    Mất cảm giác chi trên

    Thoái hóa cột sống cổ khiến các dây thần kinh vận động bị chèn ép nhiều gây ra hiện tượng tê bì từ phần vai xuống cánh tay. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có khả năng mất cảm giác ở tay, teo cơ hoặc bại liệt.

    Đau cứng cổ vào buổi sáng

    Khi trời chuyển dần sang lạnh, việc người bệnh ngủ ban đêm sai tư thế có khả năng khiến người bệnh bị cứng cổ ngủ dậy vào sáng hôm sau. Đặc biệt là gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động vùng cổ như gập, xoay… Bên cạnh đó, cơn đau lan cả sang sau đầu hoặc vùng gáy và tăng mức độ dần dần khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

    Các cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ ngày càng nhiều
    Các cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ ngày càng nhiều

    Phương pháp chẩn đoán bệnh

    Bên cạnh việc nắm bắt được thoái hoá cột sống cổ là gì, người bệnh cũng nên tìm hiểu phương pháp chẩn đoán bệnh để chọn cho mình kỹ thuật phù hợp nhất.

    Kiểm tra lâm sàng

    Bác sĩ sẽ bắt đầu thực hiện bằng việc tìm hiểu một số câu hỏi liên quan đến cuộc sống cá nhân của bạn có các triệu chứng ra sao. Ngoài ra, họ cũng sẽ yêu cầu thực hiện thêm một số bài kiểm tra đơn giản như: kiểm tra tình trạng yếu cơ và mất cảm giác, kiểm tra phạm vi chuyển động của cổ… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ quan sát cách bạn di chuyển, đi lại để nhận định xem dây thần kinh và tủy sống có đang chịu áp lực quá sức hay không.

    Chẩn đoán hình ảnh

    Sau khi nắm được các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ là gì, vậy làm thế nào để xác định chính xác bệnh lý này? Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh ví dụ như:

    • Chụp X-quang: kiểm tra gai xương và các dấu hiệu bất thường khác.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT): cung cấp hình ảnh rõ ràng, chi tiết hơn về đốt sống cổ.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): những hình ảnh được hình thành từ sóng vô tuyến và từ trường. Điều này giúp bác sĩ xác định rõ các vị trí các dây thần kinh bị áp lực.
    • Điện cơ (EMG): để kiểm tra xem các dây thần kinh khi gửi tín hiệu đến các cơ có hoạt động bình thường hay không.

    Chụp X – quang giúp kiểm tra gai xương và các dấu hiệu bất thường khác

    Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ là gì?

    Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ là gì luôn là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi thăm khám. Điều này phù hợp với tình trạng của người bệnh dựa trên các triệu chứng. Đó hướng đến mục tiêu tái tạo tổn thương và bảo tồn, hồi phục xương khớp hiệu quả nhất có thể. Một số phương pháp điều trị và có sự kết hợp giữa các kỹ thuật sau:

    Điều trị bằng thuốc

    Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị không can thiệp đầu tiên bằng việc kê một số loại thuốc có tác dụng làm giảm những cơn đau khó chịu. Ví như: thuốc giảm đau,  giãn cơ, tiêm steroid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… Đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nên nghỉ ngơi hay tập luyện theo các bài tập nhẹ nhàng được thiết kế riêng trong một khoảng thời gian phù hợp.

    Vật lý trị liệu

    Dạo  gần đây, kỹ thuật này ngày càng chứng minh được có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh có vấn đề nghiêm trọng về cơ, khớp, dây chằng… trong việc giảm đau. Luyện tập các bài tập cải thiện khả năng di chuyển và hoạt động hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ tàn tật… Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, vật lý trị liệu còn có công dụng hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.

    • Laser trị liệu: Giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương như giảm viêm và sưng.
    • Siêu âm trị liệu: Giúp chống viêm, làm mềm cơ thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
    • Sóng ngắn trị liệu: Tương tự như phương pháp siêu âm trị liệu, phương pháp này cũng giúp làm ngắn thời gian phục hồi của người bệnh.
    • Các bài tập kéo giãn giúp tăng cường cơ.

    Ngoài ra, các phương pháp đông y cũng được bác sĩ khuyến nghị sử dụng kết hợp để cải thiện tình trạng bệnh như:

    • Châm cứu.
    • Xoa bóp và bấm huyệt: Tác động sâu, trực tiếp vào các bó cơ căng cứng giúp làm giãn cơ nhanh và hiệu quả hơn.
    • Xông thuốc: Giúp giảm đau, giãn cơ, trừ phong hàn, an thần và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

    Phẫu thuật

    Nếu căn bệnh vẫn còn nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến việc người bệnh di chuyển cánh tay sẽ được yêu cầu phẫu thuật. Phương pháp này giúp cơ thể loại bỏ các gai xương, đĩa đệm thoát vị để giảm bớt áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh.

    Cách phòng ngừa bệnh

    Bên cạnh đó, để ngăn chặn và hạn chế nguy cơ bệnh thoái hóa cột sống cổ có khả năng tái phát. Bạn nên hiểu rõ cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ là gì rồi xây dựng thói quen sống, lối sống lành mạnh, tích cực theo nguyên tắc sau:

    • Luyện tập thể dục hàng ngày, thể thao thường xuyên để nâng cao khả năng vận động của xương khớp. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tập các bài tập vừa sức, phù hợp với khả năng của mình.
    • Chú ý phân chia cuộc sống sinh hoạt và thời gian làm việc hợp lý, dành thời gian thích hợp để nghỉ ngơi để giảm bớt áp lực, căng thẳng cho vùng cổ.
    • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu mà nên thỉnh thoảng di chuyển, vươn vai để thư giãn. Sau khi làm việc trong thời gian dài, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, massage, xoa bóp vùng cổ.
    • Khi ngủ, mọi người nên thay đổi tư thế thường xuyên, không nên để gối nằm quá cao so với cơ thể.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là những thực phẩm giàu giàu canxi như: tôm, sữa, các loại rau, trái cây… nhất là cung cấp thêm các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày.

    Lời kết

    Trên đây là những thông tin cũng như là khái niệm của bệnh thoái hoá cột sống cổ là gì. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình khám và chữa bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật nhiều hơn đến những vấn đề sức khỏe khác nhé!

    Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý

    Đặt lịch khám

      Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý