THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 17:30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)
8:00 - 18:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

    Thạc sĩ – Bác sĩ – Trung uý Nguyễn Thị Thanh Hương

    Chuyên ngành Cơ Xương Khớp BV Quân Y 103

    ThS, Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyền

    CK Cơ Xương Khớp

    Ths, Bác sĩ Vũ Xuân Hùng

    CK Chấn thương chỉnh hình

    Bác sĩ Đinh Long Quân

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp YHCT

    Bác sĩ Phạm Hồng Nhung

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bs. Doãn Minh

    CK Cơ Xương Khớp

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

    Thoái hóa khớp gối là một trong những loại bệnh lý cơ xương khớp rất phổ biến. Bệnh phát triển qua từng giai đoạn và có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy thoái hóa khớp gối là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh này như thế nào? Hãy tham khảo bài viết ở dưới đây để hiểu thêm nhé!

    Thoái hóa khớp gối là gì?

    Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh diễn tiến âm thầm, vì vậy, rất ít người phát hiện kịp thời. Dấu hiệu sớm nhất để nhận biết căn bệnh này là đau mặt trước ở khớp gối và xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi chân. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng này. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây nên các biến chứng rất nguy hiểm như cứng khớp, bại liệt… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

    Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm nhiễm. Từ đó, làm giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không diễn ra kịp để bù vào lớp sụn đã mất. Hiện nay, bệnh lý này đang có xu hướng tăng ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do lối sống lười biếng, ít vận động và chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây tàn phế suốt đời và không thể đi lại được.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Sau khi đã biết thoái hóa khớp gối là gì, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Bệnh lý xương khớp này đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

    Tuổi tác

    Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý xương khớp này là tuổi tác cao. Khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian, không có khả năng sinh sản và tự tái tạo. Do đó, hầu hết người lớn tuổi đều sẽ bị bệnh thoái hóa khớp.

    Giới tính

    Phụ nữ khoảng từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ bị mắc các bệnh viêm khớp cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do chất lượng xương của phụ nữ yếu hơn, dây chằng lỏng lẻo gây mất vững khớp gối. Bên cạnh đó, thói quen đi giày cao gót cũng tạo áp lực lớn lên sụn khớp và làm tăng khả năng mắc bệnh.

    Di truyền

    Nếu trong gia đình có người thân bị thoái hóa khớp gối thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Yếu tố này bao gồm các đột biến di truyền (khiến một người có thể bị viêm xương khớp ở đầu gối dù độ tuổi còn trẻ) và hình dạng bất thường của xương bao quanh ở khớp gối (khiến sụn khớp dễ bị bệnh thoái hóa sớm).

    Thừa cân

    Khi cơ thể bị thừa cân hay béo phì, trọng lượng lớn sẽ làm tăng áp lực lên ở tất cả các khớp, đặc biệt là ở đầu gối. Nghiên cứu cho thấy khi tăng 0,45kg cân nặng thì đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng lên trên đầu gối. Theo báo cáo, phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị bệnh thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với những người bình thường. Đối với những người béo phì, chỉ cần giảm khoảng 5kg sẽ giảm nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp lên đến một nửa.

    Chấn thương, vận động quá sức

    Người chơi thể thao như bóng đá, quần vợt hay điền kinh (các bộ môn đòi hỏi phải vận động khớp gối nhiều) sẽ có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu vận động viên gặp phải các chấn thương trong lúc tập luyện.

    Những rủi ro khi bị gãy xương bánh chè, đứt hoặc giãn dây chằng… đều khiến sụn bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Người bệnh nếu không đi điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh lệch trục khớp và gây thoái hóa từ từ.

    Lười vận động

    Lười tập thể dục và vận động sẽ khiến các cơ bị lỏng lẻo cũng như các khớp xương bị thiếu độ linh hoạt. Bên cạnh đó, cấu trúc cơ, gân, xương, dây chằng cũng dễ bị sai lệch. Theo khuyến cáo, nếu thường xuyên tập luyện thể dục sẽ giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

    Chế độ sinh hoạt không khoa học

    Khi chế độ ăn uống không được đảm bảo và thiếu dinh dưỡng sẽ khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn gây bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu, bia quá nhiều cũng khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

    Một số nguyên nhân khác

    Bệnh khớp gối còn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh gút, tiểu đường, bàn chân bẹt, viêm khớp dạng thấp hay hội chứng rối loạn chuyển hóa…

    Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

    Tùy vào từng nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối là gì mà biểu hiện của bệnh được chia thành các giai đoạn như dưới đây:

    Giai đoạn 1: Không biểu hiện rõ ràng

    Giai đoạn 1 của bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của sụn khớp gối bị ảnh hưởng nhẹ. Ở giai đoạn này, người bệnh thường sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu khớp gối do có rất ít sự hao mòn của các thành phần khớp. Bác sĩ khuyến nghị người bệnh ở giai đoạn 1 nên bổ sung các chất như chondroitin hoặc glucosamine như sụn bò, thịt gà… Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục để ngăn ngừa các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh thoái hóa khớp gối.

    Giai đoạn 2: Đau khi đi bộ lâu, cứng khớp khi không vận động

    Người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn 2 thường sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức, tuy nhiên lớp sụn vẫn chưa bị tổn thương quá nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, một số triệu chứng đặc trưng của bệnh thường thấy là:

    • Đau sau khi đi bộ hoặc chạy nhiều.
    • Giảm độ nhạy của khớp khi gập khớp hoặc quỳ.
    • Khớp bị cứng hơn khi không vận động trong vòng vài giờ.

    Ngoài ra, ở giai đoạn này của thoái hóa khớp gối cũng hình thành các gai xương nhỏ. Từ đó, dẫn đến tình trạng bị đau mỏi khi vận động nhiều do các gai xương chạm vào các mô ở trong khớp.

    Giai đoạn 3: Đau thường xuyên và kéo dài, khớp bị sưng phồng

    Giai đoạn 3 của bệnh được gọi là “thoái hóa khớp ở mức độ trung bình”. Trong giai đoạn này, sụn ở giữa các xương có dấu hiệu bị tổn thương rõ ràng và không gian giữa các xương thu hẹp lại. Những người bệnh ở giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi chạy, đi bộ, cúi hoặc quỳ. Họ cũng dễ bị cứng khớp khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào mỗi buổi sáng. Trong khi đó, hiện tượng bị sưng phồng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong một thời gian dài.

    Giai đoạn 4: Khó khăn khi đi bộ hoặc cử động

    Đây là giai đoạn gần như nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Khi bệnh đã tiến triển, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó chịu và đau mỗi khi đi bộ hay cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm nhiều. Sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động. Lượng chất lỏng hoạt dịch ít đi và không còn đảm nhận được việc giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

    Biến chứng của thoái hóa khớp gối

    Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, người bệnh sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm sau. Vậy các biến chứng của thoái hóa khớp gối là gì? Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở bệnh lý này:

    Cứng khớp

    Điều này gây cản trở sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân do khớp gối giảm độ linh hoạt. Từ đó, dẫn tới tình trạng hạn chế vận động, điển hình là gặp khó khăn trong các động tác co duỗi ở khớp gối.

    Giảm vận động

    Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, cản trở khả năng vận động khiến người bệnh khó tập trung làm việc và vận động mạnh.

    Biến dạng khớp gối

    Biến dạng khớp là một trong những biến chứng thường gặp ở những người bệnh thoái hóa khớp gối. Nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt bình thường mà còn gây ra mất thẩm mỹ cho người bệnh.

    Teo cơ

    Người bị thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến các bệnh như sưng tấy, làm biến dạng các khớp và các vùng cơ xung quanh. Nếu không vận động trong một thời gian dài sẽ gây teo cơ và đầu gối lệch khỏi trục.

    Chứng vôi hóa sụn khớp

    Vôi hóa sụn khớp là hiện tượng lắng đọng những tinh thể calci ở mô sụn, thường được nhìn thấy trên ảnh X – quang.

    Bại liệt

    Thoái hóa khớp có thể dẫn đến bại liệt, tàn phế đối với người bệnh. Vì vậy người bệnh cần cực kỳ để ý và cẩn trọng, cần chữa trị kịp thời.

    Phương pháp chẩn đoán

    Ngoài các triệu chứng được giới thiệu ở trên, để xác định chính xác bệnh, người bệnh còn cần thực hiện một số phương pháp sau:

    Xét nghiệm máu

    Đây là phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm và thoái hóa khớp gối.

    Xét nghiệm dịch khớp

    Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý về khớp gối nhanh chóng và chính xác. Chọc hút dịch khớp gối là một thao tác quan trọng khi muốn xét nghiệm dịch khớp. Đây là thủ thuật đơn giản, an toàn cao nên được áp dụng khá rộng rãi hiện nay.

    Chụp X – quang

    Chụp X – quang khớp gối là một phương pháp giúp chẩn đoán hình ảnh, tạo ra hình ảnh giải phẫu ở đầu gối. Từ đó, bác sĩ có thể biết và điều trị các chấn thương hoặc bệnh lý ở khớp gối. Chụp X – quang khớp gối là một kỹ thuật nhanh chóng, dễ dàng và không gây đau đớn.

    Chụp MRI

    Chụp MRI khớp gối hay chụp cộng hưởng từ khớp gối là phương pháp chụp được ứng dụng phổ biến trên lâm sàng. Nó giúp các bác sĩ đánh giá mức độ của bệnh ở khớp gối từ đó đưa ra các cách chữa trị kịp thời, hiệu quả.

    Siêu âm khớp

    Để nhận biết tràn dịch khớp gối, bác sĩ sẽ siêu âm cho người bệnh. Qua đó sẽ cho thấy rõ nét mức độ phù nề và phát hiện các dấu hiệu rạn nứt xương, gãy xương hay trật khớp, u hoặc thoái hóa khớp gối.

    Nội soi khớp

    Phương pháp này giúp chẩn đoán và điều trị các vấn đề về xương khớp. Ưu điểm của nội soi khớp là xâm lấn trên phạm vi nhỏ. Qua đó sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống.

    Phương pháp điều trị

    Phần trên đã giải thích thoái hóa khớp gối là gì và giới thiệu các triệu chứng thường gặp của bệnh. Vậy các phương pháp điều trị bệnh lý này như thế nào? Dưới đây là một số phương pháp chữa trị hiệu quả và thường được sử dụng.

    Sử dụng thuốc

    Theo hướng dẫn, các loại thuốc không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen Natri… chỉ nên dùng trong tối đa là 10 ngày. Sử dụng lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Nếu sau thời gian trên mà tình trạng bệnh không tiến triển, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc chống viêm theo toa.

    Vật lý trị liệu

    Nếu tình trạng thoái hóa khớp làm bạn gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu sẽ hữu ích. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách tăng tính linh hoạt cho khớp và tăng cường cơ bắp. Dưới đây là một số liệu pháp phổ biến hiện nay:

    • Điện xung:  Giúp kích thích hệ thần kinh cơ và cải thiện tình trạng đau khớp.
    • Từ trường: Giúp giảm đau nhức cơ, phù nề kích thích các mô tái tạo.
    • Trị liệu siêu âm/sóng ngắn: Phương pháp này sử dụng nhiệt giúp chống viêm tại chỗ.
    • Laser trị liệu: Giúp chống viêm, giảm đau và tăng chuyển hóa tuần hoàn tại nơi tổn thương. Từ đó, khớp gối được tái tạo và phục hồi nhanh chóng.
    • Tập các bài tập phục hồi chức năng: Bài tập nâng chân thẳng, giãn gân khoeo, ép gối… giúp tăng sự linh hoạt khớp gối và sức mạnh cơ chân.

    Phương pháp tái tạo sinh học

    Ngoài các phương pháp trên, hiện nay, trong điều trị bệnh thoái hóa khớp, phương pháp tái tạo sinh học cũng được bác sĩ khuyến nghị như:

    Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

    Phương pháp này tiêm vào vùng bị tổn thương loại huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao gấp 5 – 10 lần bình thường. Từ đó, tiểu cầu sẽ làm giảm phản ứng viêm, tăng sản xuất dịch bôi trơn trong khớp… Tuy nhiên nhược điểm của liệu pháp này là phải tiêm nhiều lần và dễ gây nhiều biến chứng như nhiễm trùng, đau, buồn nôn…

    Tiêm collagen thủy phân

    Đây là xu thế mới trong điều trị bệnh cơ xương khớp. Collagen là thành phần quan trọng cấu tạo nên các khớp. Chỉ với một mũi tiêm duy nhất, liệu pháp này sẽ giúp phục hồi hệ thống mô giàu collagen trong khớp gối như sụn khớp, hệ thống gân, dây chằng và cơ xung quanh khớp gối. So với PRP, tiêm collagen thủy phân trọng lượng phân tử thấp có ưu điểm chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong quá trình điều trị.

    Tiêm tế bào gốc từ mô mỡ tự thân

    Đây là phương pháp điều trị hiện tại và tiên tiến nhất hiện nay. Bộ lọc tế bào gốc Lipocell của công ty Tiss’You có khả năng lọc trực tiếp mỡ bụng vừa hút ra để tiêm vào các khớp gối và khớp háng. Liệu pháp này đem lại hiệu quả điều trị vượt trội hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, chi phí điều trị khá cao và yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn.

    Phẫu thuật

    Khi các phương pháp điều trị trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị bệnh thoái hóa khớp đầu gối là: nội soi khớp, phẫu thuật cắt xương, phẫu thuật thay khớp và tạo hình khớp.

    Lời kết

    Thoái hóa khớp gối là căn bệnh khó phát hiện sớm và thường để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Hy vọng qua bài viết trên độc giả đã có cái nhìn khái quát về bệnh thoái hóa khớp gối là gì cũng như cách nhận biết và điều trị hiệu quả. Theo dõi web để cập nhật thêm nhiều thông tin về bệnh lý xương khớp nhé!

    Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý

    Đặt lịch khám

      Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý