THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 17:30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)
8:00 - 18:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

    Thạc sĩ – Bác sĩ – Trung uý Nguyễn Thị Thanh Hương

    Chuyên ngành Cơ Xương Khớp BV Quân Y 103

    ThS, Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyền

    CK Cơ Xương Khớp

    Ths, Bác sĩ Vũ Xuân Hùng

    CK Chấn thương chỉnh hình

    Bác sĩ Đinh Long Quân

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp YHCT

    Bác sĩ Phạm Hồng Nhung

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Bs. Doãn Minh

    CK Cơ Xương Khớp

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ

    Chuyên khoa Cơ Xương Khớp

    Top 7 chấn thương đầu gối hay gặp nhất và cách điều trị

    Chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong lao động, thể thao và sinh hoạt. Nếu không được kiểm tra và chữa trị đúng cách, kịp thời, tổn thương gối có khả năng cao để lại những biến chứng phiền toái cho người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về chấn thương đầu gối.

    Cấu tạo khớp gối

    Khớp gối là dạng khớp có biên độ vận động lớn và cấu tạo rất phức tạp. Nó có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc chuyển động, đi lại của cơ thể. Đây là một khớp bao gồm 2 khớp:

    • Khớp chè – đùi: Khớp này được hình thành bởi xương bánh chè và xương đùi.
    • Khớp đùi – chày: Khớp được tạo bởi xương đùi và xương chày. Hoạt động của khớp này gồm có chuyển động bản lề của cẳng chân so với đùi và di chuyển xoay trên mặt phẳng nằm ngang của đùi cùng nửa thân trên.
    Khớp gối là dạng khớp có biên độ vận động lớn và cấu tạo rất phức tạp
    Khớp gối là dạng khớp có biên độ vận động lớn và cấu tạo rất phức tạp

    Nguyên nhân hình thành các chấn thương đầu gối

    Chấn thương đầu gối đều đến từ những nguyên nhân được xác định rõ ràng sau đây:

    Nguyên nhân trực tiếp

    Các tổn thương khớp gối do chấn thương trực tiếp như: tai nạn giao thông, chấn thương bóng đá, bóng chuyền… hay tai nạn sinh hoạt.

    Nguyên nhân gián tiếp

    Các chấn thương khớp gối thường xuyên xuất hiện do quá trình thay đổi tư thế đột ngột như: dừng lại đột ngột khi chạy, nhảy từ trên cao xuống…

    Phương pháp chẩn đoán

    Một số phương pháp thường dùng để phát hiện chấn thương đầu gối là:

    Kiểm tra tiền sử và khám lâm sàng

    Đầu tiên, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân với mục đích xác định người bệnh cảm thấy đau từ khi nào. Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng: sờ nắn tại vị trí xương bất thường….

    Bác sĩ sẽ khám lâm sàng khi bị chấn thương đầu gối

    Chẩn đoán hình ảnh

    Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau:

    • X-Quang: Để loại trừ yếu tố do sau gãy xương.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm: Chẩn đoán xác định mức độ chấn thương.
    • Nội soi khớp: Kiểm tra các khớp thông qua việc đưa thiết bị nội soi vào phía trong khớp bằng phẫu thuật một vết rạch nhỏ.

    Các loại chấn thương đầu gối thường gặp

    Một số vị trí tổn thương ở khớp gối thường gặp là:

    Chấn thương dây chằng chéo trước

    Tổn thương này thường xuyên xuất hiện khi chân tiếp đất trong tư thế không phù hợp. Một nửa bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối cùng với các tổn thương khác như bong sụn khớp, tổn thương các dây chằng khác của khớp. Tổn thương này có nhiều loại khác nhau: tổn thương hoàn toàn, tổn thương không hoàn toàn hoặc dựa theo mức độ tổn thương của dây chằng và mức độ lỏng gối. Bác sĩ chuyên khoa chia thành các mức độ nhau sau:

    • Độ 1: dây chằng bị giãn.
    • Độ 2: dây chằng đứt một phần.
    • Độ 3: dây chằng đứt hoàn toàn.

    Biểu hiện lâm sàng:

    • Sưng và đau vùng gối: Bệnh nhân có thể thấy được tiếng “rắc” ngay sau khi chấn thương. Sau đó gối có cảm giác sưng đau và vận động khó khăn.
    • Lỏng gối: Bệnh nhân nhận thấy chân yếu khi đi lại và khi đứng trụ một chân bên gối lỏng rất khó khăn.
    • Teo cơ: Đùi bên tổn thương nhỏ dần dần do teo cơ, vì vậy chân càng ngày càng yếu. Teo cơ dễ xuất hiện đối với những người ít hoạt động, di chuyển như dân văn phòng, học sinh…

    Đùi bên tổn thương nhỏ dần dần do teo cơ, chân càng ngày càng yếu

    Hậu quả của chấn thương dây chằng chéo trước bao gồm:

    Tổn thương sụn chêm thứ phát

    Sụn chêm có khả năng còn nguyên vẹn ở mâm chày lúc đầu. Do chấn thương dây chằng chéo trước, mâm chày bị trượt ra trước khiến cho phần sau của sụn chêm bị mắc kẹt. Đặc biệt khi gối gấp trong thời gian dài dẫn đến rách sừng sau.

    Tổn thương thoái hóa khớp

    Nếu sự thay đổi trong thời gian dài, sụn khớp rất có khả năng bị tổn thương và bong vỡ. Từ đó gây ra bệnh cảnh của thoái hóa khớp gối sau tổn thương.

    Chấn thương dây chằng chéo sau

    Dây chằng chéo sau giúp giữ mâm chày không bị trượt ra đằng sau. Tổn thương dây chằng chéo sau sẽ xuất hiện đơn thuần, nhưng thường xuyên kết hợp với các tổn thương đi kèm khác. Triệu chứng lâm sàng tương tự với tổn thương dây chằng chéo trước như lỏng gối, teo cơ. Hậu quả nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra hiện tượng tổn thương sụn chêm thứ phát.

    Rách sụn chêm

    Là dạng chấn thương đầu gối thường gặp nhất trong thể thao và tai nạn giao thông. Sụn chêm có khả năng khiến gối hấp thụ và phân chia đều lực tác động lên. Bên cạnh việc sụn chêm lấp đầy khe khớp, ngăn chặn không cho màng hoạt dịch và bao khớp tràn vào.

    Triệu chứng lâm sàng của tổn thương sụn chêm:

    • Đau khe khớp.
    • Tràn dịch khớp gối, xuất hiện tiếng lục khục trong khớp khi vận động, teo cơ tứ đầu đùi.
    • Thực hiện nghiêm các phương pháp Macmurray và Appley dương tính.

    Chấn thương dây chằng bên

    Gồm 2 loại: Tổn thương chằng bên trong và bên ngoài.

    Tổn thương dây chằng bên trong

    Cơn đau của chấn thương đầu gối này thường xuyên xảy ra ở mặt trong khớp gối. Đối với hiện tượng tổn thương nặng sẽ xuất hiện tình trạng tràn dịch khớp gối, bị yếu ở vị trí tổn thương. Nếu chỉ xuất hiện tổn thương dây chằng đơn thuần, chụp X quang khớp gối hầu như không giúp bác sĩ nhận dạng ra. Điều trị đứt dây chằng không hoàn toàn bao gồm việc ngăn chặn những biến chứng nặng hơn trong thời gian hồi phục.

    Đứt hoàn toàn dây chằng bên chày sẽ được tiến hành chữa trị bằng phẫu thuật hoặc bó bột trong thời gian 6 tuần. Chấn thương dây chằng bên chày thường kết hợp với tổn thương dây chằng chéo trước, tổn thương sụn chêm trong,  hoặc hoặc vỡ mâm chày ngoài.

    Dây chằng bên ngoài

    Chấn thương dây chằng bên mác thường xuyên kèm với các cấu trúc xung quanh như gân cơ khoeo hoặc dải chậu chày bị chấn thương. Đau và yếu gối khi di chuyển sẽ xuất hiện ở mặt ngoài của khớp. Chụp X quang gối có khả năng nhận dạng bong điểm bám của dây chằng vào chỏm xương mác. Phẫu thuật tái tạo là cần thiết nếu đứt hoàn toàn dây chằng bên mác.

    Trật khớp gối

    Chấn thương đầu gối này còn được gọi là trật khớp đùi – chày, là chấn thương rất nguy hiểm và hiếm gặp. Các cấu trúc của khớp gối được liên kết chặt chẽ với nhau bằng hệ thống bao khớp, gân cơ và dây chằng. Chính vì vậy, cần tác động 1 lực rất mạnh gây đứt rách nhiều yếu tố kể trên mới có khả năng làm trật khớp gối. Bệnh nhân trật khớp gối thường xảy ra sau khi người bệnh gặp các tai nạn giao thông, ngã cao hoặc chấn thương thể thao đối kháng mạnh như bóng bầu dục…

    Trật khớp gối là một hiện trạng cần phải cấp cứu kịp thời do tác động của tỷ lệ tổn thương mạch máu, thần kinh dẫn đến hậu quả phải cắt cụt chân lên tới 10%. Vì vậy, cần phát hiện, kiểm tra và chữa trị đúng cách, kịp thời để tránh các biến chứng xấu nhất. Khi xảy ra một va chạm mạnh, khớp gối bệnh nhân biến dạng, mất khả năng vận động.

    Bong điểm bám gân và dây chằng vùng gối

    Đây là một dạng chấn thương đầu gối có cơ chế tương tự với tổn thương đứt dây chằng. Thay vì gây đứt ngang dây chằng thì hậu quả phần xương mà dây chằng ấy bám vào lại bị nhổ bung lên. Bong điểm bám có biểu hiện tương tự như đứt dây chằng, ví dụ như đau, sưng nề gối… Đặc biệt, tổn thương bong điểm bám gân bánh chè thường xuyên xuất hiện nhất ở lứa tuổi trẻ vị thành niên do chơi các môn thể thao dùng động tác đá mạnh. Trẻ sẽ xảy ra tình trạng sưng đau mặt trước, đau tăng khi leo cầu thang hoặc gồng mạnh cơ tứ đầu.

    Tổn thương bong điểm bám gân bánh chè thường xuyên xuất hiện nhất ở lứa tuổi trẻ

    Gãy xương vùng khớp gối

    Tất cả các chấn thương đầu gối đều có khả năng gây ra tình trạng gãy các xương này. Đường gãy xương nếu lan vào mặt khớp sẽ làm khớp khi vận động mất đi sự trơn tru, linh hoạt, có khả năng dẫn đến cứng khớp nếu không được điều trị đúng cách.

    Sau chấn thương vùng khớp gối thì người bệnh có những triệu chứng sau:

    • Cảm thấy đau nhói tại vùng xương bị gãy.
    • Đầu gối sưng, bầm tím tại khu vực xung quanh.
    • Mức độ đau tăng dần dần và không thể tự di chuyển.
    • Vùng xương đầu gối có tiếng xương lạo xạo.

    Phương pháp điều trị

    Để ngăn ngừa chấn thương khớp gối, người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉnh theo các phương pháp điều trị dưới đây:

    Sơ cứu các chấn thương đầu gối

    Với các chấn thương nặng, tuyệt đối không tự ý kéo nắn khớp nếu không phải người có chuyên môn hoặc nhân viên y tế. Với vết thương hở người bệnh có thể sử dụng thêm gạc hoặc vải sạch để cầm máu. Không được tự ý di chuyển người bệnh, cần lập tức gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

    Đối với những chấn thương nhẹ hoặc những bệnh nhân có tuổi có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp RICE – Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá lạnh), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí tổn thương). Ngoài ra, kết hợp sử dụng đai cố định, nẹp để cố định giúp bảo vệ đầu gối khỏi tình trạng mất cân bằng.

    Điều trị không phẫu thuật

    Với những chấn thương đầu gối liên quan đến gân, khớp và dây chằng, một số phương pháp tiêm nội khớp được chỉ định của bác sĩ như:

    Tiêm collagen thủy phân trọng lượng phân tử thấp

    Đây là phương pháp tái tạo dây chằng từ collagen thủy phân. Phương pháp này đã được kiểm chứng là mang đến hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Tiêm collagen thủy phân có liệu trình đơn giản, chính xác, là lựa chọn của nhiều người bệnh. Chỉ với một mũi tiêm duy nhất ở vị trí tổn thương, liệu pháp này giúp tái tạo các mô giàu collagen ở trong dây chằng.

    Tiêm collagen thủy phân trọng lượng phân tử thấp là lựa chọn của nhiều người bệnh

    Tiêm corticoid chống viêm

    Tiêm corticoid trực tiếp vào phần gân và dây chằng làm giảm mạnh và nhanh phản ứng viêm khu trú ở vị trí viêm. Tuy nhiên khi dùng phương pháp này người bệnh cần hết sức thận trọng và hạn chế, chỉ được tiêm trong điều kiện vô khuẩn và cần có chỉ định của bác sĩ.

    Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP

    Ngoài ra, PRP cũng được sử dụng để điều trị các chấn thương ở đầu gối liên quan đến giãn dây chằng. Người bệnh tiêm vào vùng bị tổn thương loại huyết tương nhiều tiểu cầu. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là cần tiêm nhiều lần và không được cung cấp nguyên liệu tái tạo dây chằng tại chỗ. Trong đó, phương pháp tiêm collagen thủy phân chỉ cần một lần tiêm duy nhất và không cần lấy máu của người bệnh.

    Phẫu thuật

    Đối với các chấn thương nặng, bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Ví dụ như: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở… Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương để yêu cầu những kỹ thuật phẫu thuật thích hợp với người bệnh.

    Lời kết

    Trên đây là những thông tin cơ bản cũng như cách điều trị các chấn thương đầu gối thường gặp. Mong rằng những kiến thức đó sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống thường ngày. Hãy theo dõi web để biết đến các vấn đề sức khỏe khác nhiều hơn.

    Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý

    Đặt lịch khám

      Phòng Khám Cơ Xương Khớp Việt Ý